Banner Blog 2

Microlearning là gì? Lợi ích và cách ứng dụng hiệu quả

31 October, 2024 bởi Huyền Trang

Microlearning là gì? Lợi ích và cách ứng dụng hiệu quả

list-icon
Mục lục
arrow-down-icon
I. Microlearning là gì?
II. Lợi ích và những hạn chế của microlearning
1. Lợi ích của microlearning
1.1 Tiết kiệm thời gian
1.2 Cải thiện khả năng ghi nhớ
1.3 Tính linh hoạt
1.4 Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và tổ chức giáo dục
1.5 Cập nhật tài liệu dễ dàng
1.6 Đáp ứng phong cách học tập hiện đại
2. Hạn chế của microlearning
2.1 Thiếu chiều sâu
2.2 Yêu cầu sự tự giác
2.3 Không phù hợp cho mọi loại kiến thức
2.4 Thiếu sự kết nối giữa các kiến thức
III. Những yếu tố cần thiết để xây dựng một chương trình Microlearning hiệu quả
1. Nội dung ngắn gọn, súc tích
2. Sử dụng phương tiện truyền tải đa dạng
3. Xây dựng lộ trình học tập rõ ràng
4. Đo lường và đánh giá hiệu quả học tập
5. Tính cá nhân hóa và linh hoạt trong nội dung
6. Cập nhật và làm mới nội dung thường xuyên
7. Tính linh hoạt và tối ưu cho di động
IV. Các ứng dụng phổ biến của microlearning
1. Microlearning trong đào tạo nhân viên
2. Microlearning trong giáo dục
3. Microlearning trong phát triển cá nhân
V. Kết luận 

Microlearning đang dần trở thành một phương pháp học tập hiệu quả và phổ biến nhờ khả năng truyền tải kiến thức nhanh, gọn và hiệu quả giúp người học dễ dàng tiếp thu và ứng dụng ngay vào thực tế. Với những ưu điểm nổi bật như ngắn gọn, dễ tiếp cận và linh hoạt, microlearning đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên trong giáo dục, đào tạo nhân sự và phát triển cá nhân. Vậy cụ thể, microlearning có những lợi ích gì và cách triển khai phương pháp này hiệu quả ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết, hướng dẫn bạn áp dụng microlearning để đạt được kết quả tốt nhất.

I. Microlearning là gì?

Microlearning hay còn gọi là học vi mô là phương pháp giáo dục hiện đại, tập trung truyền tải kiến thức và kỹ năng qua các bài học ngắn gọn, súc tích. Khác với các phương pháp truyền thống yêu cầu thời gian dài, microlearning chú trọng vào từng nội dung cụ thể, với thời lượng vừa đủ, giúp người học nhanh chóng ghi nhớ và dễ dàng áp dụng ngay kiến thức vào thực tế.

Mỗi bài học microlearning thường kéo dài từ 3 đến 7 phút, xoay quanh một chủ đề cụ thể hoặc kỹ năng duy nhất. Cách tiếp cận này giúp người học tránh bị quá tải thông tin, duy trì sự tập trung và tiếp cận kiến thức một cách có chủ đích. Các bài học nhỏ, cô đọng tạo điều kiện cho việc học linh hoạt mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Microlearning thường sử dụng các hình thức như video ngắn, infographic, bài kiểm tra nhanh, hoặc tương tác trực tiếp, giúp tăng sự thú vị và tính tương tác. Phương pháp này đang trở thành xu hướng trong giáo dục và đào tạo, không chỉ giúp học viên nắm vững kiến thức mà còn nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

II. Lợi ích và những hạn chế của microlearning

1. Lợi ích của microlearning

1.1 Tiết kiệm thời gian

Một trong những lợi ích lớn nhất của microlearning là khả năng tiết kiệm thời gian cho người học. Các bài học được thiết kế ngắn gọn, thường chỉ kéo dài từ 3 đến 7 phút, cho phép người học tiếp thu kiến thức mà không cần dành quá nhiều thời gian. Điều này đặc biệt phù hợp cho những người có lịch trình và thời gian bận rộn, giúp họ dễ dàng tích hợp việc học vào cuộc sống hàng ngày.

1.2 Cải thiện khả năng ghi nhớ

Microlearning được thiết kế dựa trên cách thức bộ não con người tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Các bài học được chia nhỏ, ngắn gọn và trọng tâm giúp người học giảm tải lượng thông tin cần nhớ trong mỗi buổi học, từ đó tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ lâu dài. Khi được chia thành các đơn vị kiến thức ngắn gọn, người học có thể dễ dàng tập trung vào từng nội dung cụ thể, đồng thời dễ dàng ôn tập lại khi cần. Điều này giúp duy trì kiến thức hiệu quả hơn so với các buổi học dài và phức tạp.

1.3 Tính linh hoạt

Microlearning đặc biệt phù hợp với những người có lịch trình bận rộn, vì các bài học chỉ mất vài phút để hoàn thành. Người học có thể dễ dàng truy cập các nội dung học tập qua điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Khả năng học mọi lúc, mọi nơi này giúp microlearning trở thành lựa chọn lý tưởng cho người học muốn tận dụng thời gian trống để tiếp thu kiến thức mà không cần sắp xếp thời gian cho các buổi học kéo dài.

1.4 Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và tổ chức giáo dục

So với việc tổ chức các buổi đào tạo tập trung hoặc thuê giảng viên, microlearning thường yêu cầu chi phí thấp hơn do có thể được xây dựng một lần và tái sử dụng nhiều lần. Các công ty hoặc tổ chức giáo dục có thể tiết kiệm được chi phí thuê giảng viên, chi phí in ấn tài liệu và chi phí dành cho không gian học tập. Ngoài ra, việc học qua nền tảng trực tuyến cũng giảm thiểu chi phí đi lại cho học viên, đặc biệt là những người ở xa

1.5 Cập nhật tài liệu dễ dàng

Một ưu điểm nổi bật của microlearning là khả năng cập nhật tài liệu một cách linh hoạt và nhanh chóng. Khi có thông tin mới, thay đổi trong quy định, hoặc cập nhật kiến thức, các nhà quản lý giáo dục có thể nhanh chóng chỉnh sửa hoặc thay thế các bài học nhỏ mà không cần phải làm lại toàn bộ chương trình. Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng người học luôn được cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, mà còn tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho việc phát triển tài liệu học tập. Sự dễ dàng trong việc cập nhật cũng giúp người học cảm thấy tự tin hơn khi biết rằng họ đang tiếp cận với nội dung hiện đại và phù hợp với thực tiễn.

1.6 Đáp ứng phong cách học tập hiện đại

Microlearning phù hợp với lối sống hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ, vốn ưa thích các nội dung ngắn, nhanh và dễ tiếp thu. Người học có thể nắm bắt các kiến thức mới mà không cảm thấy bị quá tải. Bên cạnh đó, việc học qua các đoạn video ngắn, infographic, hoặc các câu hỏi trắc nghiệm sẽ thu hút người học hơn so với các tài liệu dài dòng.

2. Hạn chế của microlearning

2.1 Thiếu chiều sâu

Một trong những hạn chế lớn của microlearning là nội dung quá ngắn có thể không cung cấp đủ thông tin chi tiết. Đối với những kiến thức phức tạp hoặc cần hiểu sâu, microlearning có thể không đáp ứng đủ yêu cầu. Điều này có thể khiến người học cảm thấy thiếu hụt thông tin hoặc không thể áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả.

2.2 Yêu cầu sự tự giác

Microlearning yêu cầu người học phải có khả năng tự quản lý thời gian và động lực để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Không phải ai cũng có khả năng tự giác và kỷ luật để học một cách độc lập. Đối với những người cần sự hướng dẫn và hỗ trợ từ giảng viên, microlearning có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.

2.3 Không phù hợp cho mọi loại kiến thức

Microlearning không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả các loại kiến thức. Một số kiến thức phức tạp cần thời gian dài để đào sâu và không thể truyền đạt hiệu quả qua các bài học ngắn. Ví dụ, các khái niệm khoa học, kỹ thuật các phức tạp, các kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi thực hành lâu dài, hoặc các lý thuyết quản lý phức tạp thường không thể học chỉ qua vài bài học ngắn gọn.

2.4 Thiếu sự kết nối giữa các kiến thức

Microlearning có thể dẫn đến việc người học không thấy được sự kết nối giữa các phần kiến thức khác nhau. Khi học qua nhiều bài học ngắn, người học có thể khó khăn trong việc hình thành một bức tranh toàn cảnh về vấn đề hoặc lĩnh vực mà họ đang học, làm giảm khả năng áp dụng kiến thức trong tình huống thực tế.

III. Những yếu tố cần thiết để xây dựng một chương trình Microlearning hiệu quả

Để triển khai thành công một chương trình microlearning hiệu quả, việc tuân theo các yếu tố cần thiết dưới đây sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm học tập và đảm bảo nội dung tiếp cận người học một cách nhanh chóng, dễ hiểu.

1. Nội dung ngắn gọn, súc tích

Để chương trình microlearning đạt hiệu quả, nội dung của mỗi bài học cần ngắn gọn và súc tích, tập trung vào một điểm chính hoặc một khái niệm cụ thể nhằm tránh gây quá tải thông tin. Với thời lượng ngắn từ 3 đến 10 phút, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không cảm thấy áp lực. Bố cục của từng bài học cũng cần rõ ràng, với các điểm chính hoặc nhiệm vụ đơn giản, giúp người học theo dõi và ghi nhớ tốt hơn. Kèm theo đó, các ví dụ thực tế hoặc tình huống minh họa sẽ tăng khả năng áp dụng ngay vào thực tế, giúp nội dung trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn.

2. Sử dụng phương tiện truyền tải đa dạng

Một chương trình microlearning hiệu quả cần khai thác nhiều phương tiện truyền tải khác nhau nhằm tối ưu hóa trải nghiệm học tập. Video ngắn là phương tiện phổ biến nhất, phù hợp cho các nội dung cần minh họa trực quan hoặc hướng dẫn chi tiết từng bước. Bên cạnh đó, sử dụng hình ảnh và đồ họa thông tin (infographic) giúp người học nắm bắt nhanh chóng và sinh động. Thêm vào đó, các câu hỏi kiểm tra nhanh hoặc trò chơi học tập là cách tuyệt vời để củng cố kiến thức, cho phép người học tự kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu biết ngay sau khi hoàn thành bài học.

3. Xây dựng lộ trình học tập rõ ràng

Mặc dù microlearning tập trung vào các đơn vị kiến thức nhỏ để người học dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhưng cũng cần có một lộ trình học tập logic và có tính liên kết. Lộ trình này nên giúp người học hiểu rõ mỗi bước đi và làm thế nào các bài học liên kết với nhau để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về kiến thức. Khi có một lộ trình rõ ràng, người học sẽ không cảm thấy lạc lõng và dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa các bài học để phát triển kiến thức sâu hơn.

4. Đo lường và đánh giá hiệu quả học tập

Để kiểm soát và cải thiện chất lượng học tập, chương trình microlearning cần có các phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả cụ thể. Các bài kiểm tra ngắn hoặc câu hỏi kiểm tra cuối mỗi bài học giúp đánh giá sự hiểu biết của người học. Ngoài ra, công cụ theo dõi tiến trình học tập sẽ ghi nhận các chỉ số như thời gian hoàn thành, điểm số, và từ đó, người học có thể theo dõi được sự tiến bộ của mình. Phản hồi từ người học thông qua khảo sát hoặc đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng, giúp tổ chức cải thiện nội dung và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu người học.

5. Tính cá nhân hóa và linh hoạt trong nội dung

Microlearning hiệu quả là khi nội dung được cá nhân hóa phù hợp với từng nhóm đối tượng và lộ trình học tập linh hoạt. Chương trình có thể phân phối nội dung phù hợp với nhu cầu, sở thích và mục tiêu của từng người học, giúp họ gắn bó lâu dài hơn. Đồng thời, lộ trình học tập nên được điều chỉnh dựa trên kết quả và tiến độ học, để đảm bảo người học không cảm thấy áp lực và duy trì động lực trong quá trình học. Điều này cũng bao gồm việc phân bổ nội dung học theo lịch trình hợp lý để người học dễ dàng tiếp thu mà không bị quá tải.

6. Cập nhật và làm mới nội dung thường xuyên

Microlearning có lợi thế dễ dàng cập nhật nội dung so với các chương trình đào tạo truyền thống. Để đảm bảo rằng nội dung luôn mới mẻ và phù hợp, hãy thường xuyên xem xét và cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới hoặc loại bỏ các nội dung không còn phù hợp. Việc cập nhật thường xuyên không chỉ giúp chương trình đào tạo theo kịp xu hướng và yêu cầu công việc mà còn tạo hứng thú cho người học.

7. Tính linh hoạt và tối ưu cho di động

Một trong những ưu điểm lớn của microlearning là khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi, vì vậy chương trình cần đảm bảo tính linh hoạt để người học dễ dàng sử dụng trên các thiết bị khác nhau, đặc biệt là điện thoại di động. Giao diện học tập cần được tối ưu sao cho đơn giản, trực quan và thân thiện với người dùng để trải nghiệm học tập mượt mà nhất. Ngoài ra, yếu tố tương tác cao cũng rất quan trọng, các bài tập kéo-thả hoặc lựa chọn đáp án sẽ giúp người học cảm thấy chủ động và có hứng thú hơn trong quá trình học.

Bằng cách xây dựng chương trình microlearning với những yếu tố này, các tổ chức sẽ tạo ra trải nghiệm học tập hiệu quả, thu hút và dễ dàng đo lường kết quả, giúp người học đạt được kỹ năng và kiến thức mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

IV. Các ứng dụng phổ biến của microlearning

Microlearning ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ tính linh hoạt, dễ tiếp cận và hiệu quả cao trong việc học tập. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất của microlearning:

1. Microlearning trong đào tạo nhân viên

Microlearning là một giải pháp lý tưởng cho đào tạo nhân viên vì tính ngắn gọn và tập trung vào các kỹ năng cụ thể, giúp nhân viên nhanh chóng áp dụng kiến thức vào công việc thực tế.

  • Đào tạo về sản phẩm và dịch vụ: Microlearning giúp nhân viên dễ dàng cập nhật thông tin về các sản phẩm hoặc dịch vụ mới thông qua các video ngắn, tài liệu đọc nhanh, hoặc infographic. Nhờ đó, họ có thể hiểu rõ sản phẩm mà không cần tham gia vào các buổi đào tạo dài hơi.

  • Đào tạo quy trình làm việc và công nghệ mới: Khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ hoặc phần mềm mới, microlearning giúp nhân viên tiếp cận nhanh các quy trình, thao tác cụ thể. Các bài học dạng hướng dẫn ngắn gọn về cách sử dụng phần mềm, quản lý hệ thống, hoặc xử lý quy trình làm việc giúp nhân viên bắt nhịp nhanh chóng với công nghệ mới.

  • Ôn tập và cập nhật thông tin: Với các thông tin cần cập nhật liên tục, như chính sách nội bộ, quy định an toàn lao động, hoặc các kiến thức pháp luật quan trọng, microlearning cung cấp cách thức ôn tập dễ dàng qua các tài liệu, video và bài kiểm tra ngắn. Điều này giúp nhân viên luôn nắm vững thông tin

  • Đào tạo kỹ năng mới: Microlearning phù hợp cho các khóa học về kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm. Các video ngắn và bài tập tình huống thực tế giúp nhân viên luyện tập và cải thiện kỹ năng ngay lập tức.

2. Microlearning trong giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, microlearning là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ học sinh, sinh viên nắm vững kiến thức cốt lõi và duy trì động lực học tập.

  • Ôn tập và củng cố kiến thức: Microlearning là công cụ tuyệt vời để học sinh, sinh viên ôn tập và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả. Với các chủ đề lớn, giáo viên có thể chia nhỏ thành các bài học ngắn, giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ từng phần và tạo sự liên kết giữa các kiến thức. Điều này đặc biệt hữu ích cho việc ôn thi, giúp học sinh tự tin trước kỳ thi.

  • Hỗ trợ học trực tuyến: Microlearning dễ dàng tích hợp vào các nền tảng học trực tuyến, mang đến sự linh hoạt cho học sinh, sinh viên. Các bài giảng ngắn, câu hỏi tương tác hoặc bài tập thực hành giúp học sinh tiếp thu kiến thức mà không mất quá nhiều thời gian, và có thể học vào bất kỳ thời điểm nào.

  • Phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo: Microlearning cũng có thể áp dụng cho các khóa học về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hoặc các kỹ năng phân tích. Các bài học dạng tình huống hoặc câu đố ngắn sẽ kích thích học sinh suy nghĩ độc lập và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề.

  • Học liệu bổ sung: Microlearning có thể cung cấp các tài liệu bổ sung như video ngắn, flashcard, hoặc bài tập thực hành cho học sinh, giúp củng cố kiến thức đã học trên lớp. Các tài liệu bổ sung này giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan và thú vị hơn.

3. Microlearning trong phát triển cá nhân

Microlearning là một phương pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển cá nhân vì nó cho phép người học tự điều chỉnh tốc độ và nội dung học phù hợp với nhu cầu cá nhân.

  • Học ngoại ngữ: Microlearning rất phổ biến trong các ứng dụng học ngoại ngữ như Duolingo, Babbel,… Những bài học ngắn, luyện tập từ vựng và ngữ pháp hàng ngày giúp người học ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp nhanh chóng mà không mất quá nhiều thời gian.

  • Rèn luyện kỹ năng mềm: Microlearning là phương pháp lý tưởng cho việc phát triển các kỹ năng như quản lý cảm xúc, giao tiếp hiệu quả, hoặc tư duy tích cực. Mỗi bài học ngắn sẽ tập trung vào một kỹ năng cụ thể, giúp người học dễ dàng luyện tập và phát triển từng kỹ năng cá nhân, từ đó xây dựng thói quen tốt và phát triển bản thân một cách bền vững.

  • Phát triển tư duy và kiến thức nền tảng: Đối với những người quan tâm đến phát triển kiến thức nền tảng hoặc cải thiện tư duy, microlearning là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Các bài học ngắn về các chủ đề như tài chính cá nhân, lịch sử, hoặc khoa học cơ bản cung cấp kiến thức nền tảng cần thiết, giúp người học cập nhật và mở rộng vốn hiểu biết của mình một cách liên tục.

V. Kết luận 

Microlearning là một phương pháp đào tạo hiện đại, phù hợp với nhu cầu học tập trong thời đại số. Với những lợi ích nổi bật như tiết kiệm thời gian, khả năng ghi nhớ cao và tính linh hoạt, microlearning đang trở thành xu hướng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Để áp dụng microlearning hiệu quả, cần chú ý đến nội dung, công nghệ hỗ trợ và yếu tố tương tác, từ đó xây dựng một chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người học.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng hỗ trợ triển khai microlearning chuyên nghiệp, TeamHub LMS từ Tokyo Tech Lab chính là lựa chọn tối ưu. Với các tính năng quản lý học tập tiên tiến và dễ sử dụng, TeamHub LMS giúp doanh nghiệp và tổ chức giáo dục xây dựng chương trình microlearning hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Trải nghiệm TeamHub LMS ngay hôm nay để nâng cao chất lượng học tập và đào tạo trong tổ chức của bạn! Liên hệ với chúng tôi qua sales@tokyotechlab.com hoặc qua số điện thoại 0968.904.159 để được tư vấn.

Chia sẻ bài viết

Tác giả Huyền Trang
facebook

Tác giả

Huyền Trang

SEO & Marketing tại Tokyo Tech Lab

Xin chào! Tôi là Huyền Trang, một chuyên gia marketing trong lĩnh vực công nghệ thông tin với hơn 5 năm kinh nghiệm. Bằng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế tôi luôn nỗ lực mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích về lĩnh vực CNTT.

Tokyo Tech Lab

pattern left
pattern right
pattern bottom