Ảnh Banner Blog

Scala là gì? Tổng quan chi tiết về ngôn ngữ lập trình Scala

25 July, 2024 bởi Huyền Trang

Scala là gì? Tổng quan chi tiết về ngôn ngữ lập trình Scala

list-icon
Mục lục
arrow-down-icon
I. Scala là gì?
II. Ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ Scala
1. Ưu điểm của Scala
2. Nhược điểm của Scala 
III. Ngôn ngữ lập trình Scala được ứng dụng ở đâu trong thực tế?
1. Phát triển ứng dụng web
2. Xử lý dữ liệu lớn
3. Ứng dụng tài chính
4. Khoa học dữ liệu và machine learning
5. Phát triển hệ thống phân tán
IV. Ngôn ngữ Scala phù hợp với đối tượng nào?
V. Hướng dẫn bắt đầu với Scala
1. Cài đặt Scala
2. Hướng dẫn viết chương trình đầu tiên với Scala
VI. Kết Luận

Nếu bạn đang tìm kiếm một bài viết chi tiết về ngôn ngữ lập trình Scala, thì nội dung trong bài viết này chính là dành cho bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ và giải thích toàn bộ các khía cạnh liên quan đến Scala, từ khái niệm cơ bản, ưu nhược điểm, cho đến các ứng dụng thực tế của Scala và hướng dẫn bạn viết một chương trình đầu tiên với ngôn ngữ lập trình này, giờ thì hãy cùng tôi điểm qua nội dung này nhé.

I. Scala là gì?

Scala (viết tắt của Scalable Language) là một ngôn ngữ lập trình hiện đại, đa mẫu hình được thiết kế để kết hợp các tính năng của lập trình hướng đối tượng (OOP) và lập trình hàm (FP) với nhau, nhằm tạo ra các công cụ mạnh mẽ hỗ trợ phát triển phần mềm. Scala chạy trên nền tảng máy ảo Java Virtual Machine (JVM) và hoàn toàn tương thích với các thư viện của Java, cho phép lập trình viên tận dụng các công cụ và thư viện sẵn có trong hệ sinh thái Java.

Scala là gì

Scala cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ, bao gồm các hàm bậc cao, kiểu tĩnh, pattern matching, type inference và hỗ trợ cho các khái niệm lập trình hướng đối tượng như kế thừa, đa hình và ghi đè phương thức. Đặc biệt, Scala hỗ trợ lập trình song song và bất đồng bộ, làm cho nó phù hợp với các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao và khả năng mở rộng.

Scala được phát triển bởi Martin Odersky và nhóm nghiên cứu của ông tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich). Ngôn ngữ này ra đời với mục tiêu kết hợp những ưu điểm của lập trình hướng đối tượng (OOP) và lập trình hàm (FP), đồng thời cải thiện những hạn chế của ngôn ngữ Java. Năm 2003 Phiên bản đầu tiên của Scala được công bố, nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng lập trình viên nhờ vào cú pháp ngắn gọn và khả năng tích hợp với Java. Scala đã trải qua nhiều cải tiến và cập nhật, với các phiên bản chính như Scala 2.0 và Scala 3.0, trong đó Scala 3.0 mang lại nhiều cải tiến lớn về cú pháp, hệ thống kiểu và hiệu suất. Phiên bản này đánh dấu một bước tiến mới trong việc đơn giản hóa và tối ưu hóa ngôn ngữ, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và dễ sử dụng hơn.

Scala được các công ty công nghệ lớn như Twitter, LinkedIn, Netflix và Airbnb áp dụng rộng rãi trong các dự án quan trọng của họ. Các thư viện và framework quan trọng như Akka (cho lập trình song song và phân tán) và Play Framework (cho phát triển ứng dụng web) cũng được phát triển trên nền tảng Scala.

Tìm hiểu thêm bài viết: Ngôn ngữ lập trình là gì? Tìm hiểu các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến?

II. Ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ Scala

1. Ưu điểm của Scala

  • Kết hợp lập trình hướng đối tượng và lập trình hàm: Scala kết hợp hai mô hình lập trình này, cho phép lập trình viên tận dụng các ưu điểm của cả lập trình hướng đối tượng (OOP) và lập trình hàm (FP), giúp viết mã ngắn gọn hơn, giảm bớt số lượng mã cần viết và làm cho mã nguồn nhẹ và dễ đọc hơn.

  • Tương thích với Java: Scala chạy trên Java Virtual Machine (JVM) và có thể sử dụng các thư viện Java trực tiếp. Điều này giúp các lập trình viên Java dễ dàng chuyển đổi sang Scala và tận dụng các thư viện Java sẵn có, đồng thời tích hợp vào các hệ thống Java hiện có.

Ưu điểm của Scala

  • Hỗ trợ lập trình song song và bất đồng bộ: Scala cung cấp các công cụ mạnh mẽ cho lập trình concurrent và asynchronous, giúp xây dựng các ứng dụng có hiệu năng cao và khả năng mở rộng.

  • Tài nguyên thư viện và framework phong phú: Scala sở hữu nhiều thư viện và framework mạnh mẽ như Akka (để lập trình song song và phân tán), Play Framework (dành cho phát triển ứng dụng web) và Spark (cho xử lý dữ liệu lớn).

2. Nhược điểm của Scala 

  • Thời gian biên dịch chậm: Scala có thể có thời gian biên dịch chậm hơn so với một số ngôn ngữ khác, điều này có thể làm chậm quá trình phát triển và thử nghiệm ứng dụng.

  • Độ khó học tập: Scala có cú pháp và khái niệm phức tạp, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu, khiến việc học ngôn ngữ này trở nên khó khăn hơn.

Nhược điểm của Scala

  • Tài liệu hạn chế: Mặc dù cộng đồng Scala đang phát triển, tài liệu và hướng dẫn chi tiết vẫn còn hạn chế so với một số ngôn ngữ lập trình phổ biến khác như Java hoặc Python. Điều này có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và hỗ trợ khi gặp vấn đề.

III. Ngôn ngữ lập trình Scala được ứng dụng ở đâu trong thực tế?

Scala được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tế ngày này từ phân tích dữ liệu, phát triển web đến phát triển các ứng dụng lớn. Dưới đây là các lĩnh vực mà Scala được ứng dụng và phát triển ngày này:

1. Phát triển ứng dụng web

Scala, kết hợp với Play Framework, là lựa chọn phổ biến cho phát triển ứng dụng web nhờ vào khả năng cung cấp một môi trường phát triển mạnh mẽ và hiệu suất cao. Play Framework hỗ trợ phát triển các ứng dụng web mở rộng và dễ bảo trì.

2. Xử lý dữ liệu lớn

Scala được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý dữ liệu lớn, đặc biệt với Apache Spark. Spark, một framework được viết bằng Scala, cho phép xử lý và phân tích dữ liệu lớn với hiệu suất cao, phù hợp cho các ứng dụng phân tích dữ liệu, học máy và xử lý dữ liệu thời gian thực.

Ngôn ngữ lập trình Scala được ứng dụng ở đâu trong thực tế?

3. Ứng dụng tài chính

Scala được sử dụng trong ngành tài chính để xây dựng các hệ thống giao dịch và phân tích dữ liệu tài chính. Khả năng xử lý song song và phân tán, cùng với tính tương thích với Java, làm cho Scala trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng tài chính yêu cầu tính chính xác và hiệu suất cao.

4. Khoa học dữ liệu và machine learning

Scala thường được sử dụng trong các dự án khoa học dữ liệu và học máy nhờ vào khả năng tích hợp tốt với các thư viện phân tích dữ liệu như Breeze và các công cụ học máy. Điều này cho phép các nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư học máy triển khai các mô hình học máy phức tạp một cách hiệu quả.

5. Phát triển hệ thống phân tán

Scala là lựa chọn phổ biến trong việc phát triển các hệ thống phân tán nhờ vào tính năng lập trình phân tán và concurrent mạnh mẽ. Akka và Spark là những công cụ chính giúp Scala nổi bật trong lĩnh vực này.

IV. Ngôn ngữ Scala phù hợp với đối tượng nào?

Ngôn ngữ lập trình Scala phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người đã có nền tảng vững chắc trong lập trình. Dưới đây là một số nhóm đối tượng mà Scala đặc biệt phù hợp:

  • Lập trình viên Java: Những ai đã quen thuộc với Java sẽ thấy việc chuyển sang Scala dễ dàng hơn, vì Scala chạy trên Java Virtual Machine (JVM) và có cú pháp tương tự

  • Kỹ sư phần mềm (Software Engineers): Scala là lựa chọn lý tưởng cho các kỹ sư phần mềm muốn phát triển các ứng dụng phức tạp, đặc biệt trong các lĩnh vực như phát triển web, hệ thống phân tán và các hệ thống lớn (enterprise systems).

  • Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientists): Với khả năng xử lý dữ liệu lớn và tích hợp tốt với Apache Spark, Scala trở thành ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Nó cho phép các nhà khoa học dữ liệu thực hiện các phép toán phức tạp và phân tích dữ liệu trên quy mô lớn một cách hiệu quả.

ngôn ngữ Scala phù hợp với đối tượng nào?

  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineers): Scala giúp xây dựng các pipeline dữ liệu và xử lý dữ liệu lớn, nhờ vào tính năng song song và khả năng tích hợp với các công cụ phân tích dữ liệu như Hadoop và Kafka, khiến Scala là một trong những lựa chọn phù hợp đối với cá kỹ sư dữ liệu

  • Nhà phân tích dữ liệu (Data Analysts): Scala cũng phù hợp với các nhà phân tích dữ liệu, những người cần thực hiện các phép toán và phân tích dữ liệu phức tạp trong môi trường Big Data, đặc biệt khi làm việc với các bộ dữ liệu lớn.

  • Lập trình viên muốn mở rộng kỹ năng: Những lập trình viên đã có kinh nghiệm với các ngôn ngữ như C++, C# hoặc Python có thể tìm thấy giá trị trong việc học Scala để mở rộng kỹ năng và nâng cao cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như phát triển hệ thống phần mềm lớn và xử lý dữ liệu lớn.

Tóm lại, Scala là ngôn ngữ lập trình phù hợp cho những ai muốn phát triển kỹ năng lập trình của mình, đặc biệt là trong các lĩnh vực yêu cầu hiệu suất cao và khả năng xử lý dữ liệu lớn, như các hệ thống phân tán và ứng dụng doanh nghiệp (enterprise applications).

V. Hướng dẫn bắt đầu với Scala

1. Cài đặt Scala

Bước 1: Download và Setup JDK (Java Development Kit). Vì Scala có khả năng chạy trên máy ảo Java (JVM), vì vậy bạn cần cài đặt JDK trên máy tính của mình, trước khi cài đặt Scala

  • Bạn có thể truy cập vào trang chủ của Oracle để tải JDK: Oracle JDK hoặc trang chủ của OpenJDK: OpenJDK. 

  • Chọn phiên bản JDK mới nhất và phù hợp với hệ điều hành của bạn (Windows, macOS, hoặc Linux).

Tải và cài đặt Scala

  • Tải xuống file cài đặt và chạy file đó để bắt đầu quá trình cài đặt.

  • Trong quá trình cài đặt, bạn có thể cần chấp nhận các điều khoản và chọn các thiết lập mặc định.

Bước 2: Chọn phiên bản Scala để tải xuống

Để tải Scala về máy tính, bạn có thể truy cập vào trang tải xuống của Scala: https://www.scala-lang.org/download/

Sau đó bạn lựa chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành và dự án của mình hoặc chọn phiên bản mới nhất của Scala, là phiên bản 3.4.2 tính đến thời điểm hiện tại để tải xuống.

Chọn phiên bản scala phụ hợp để tải xuống

Bạn cũng có thể truy cập vào trang chi tiết của phiên bản scala 3.4.2 để đọc hướng dẫn cài đặt

Bước 3: Cài đặt Scala

Chạy file cài đặt Scala đã tải xuống.

Chạy file cài đặt Scala đã tải xuống

Tiếp theo Click vào nút Next để tiếp tục quá trình cài đặt.

Click vào nút Next để tiếp tục quá trình cài đặt.

Bước 4: Chọn check box

Chọn check box để chấp nhận các điều khoản sử dụng hoặc để chọn các tùy chọn cài đặt bổ sung nếu cần.

Chọn check box để chấp nhận các điều khoản sử dụng scala

Sau đó Click Next để tiếp tục

Bước 5: Chọn thư mục cài đặt

Nếu bạn muốn thay đổi thư mục cài đặt mặc định, click vào nút Browse và chọn thư mục mong muốn.

Nếu không, giữ nguyên thiết lập mặc định và click Next để tiếp tục.

Chọn thư mục cài đặt

Bước 6: Bắt đầu cài đặt

Click vào nút Install để bắt đầu quá trình cài đặt Scala.

Click vào nút Install để bắt đầu quá trình cài đặt Scala.

Bước 7: Quá trình cài đặt

Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất. Điều này có thể mất vài phút tùy thuộc vào cấu hình máy tính của các bạn

Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất

Bước 8: Hoàn tất cài đặt

Khi quá trình cài đặt hoàn tất, click vào nút Finish để kết thúc.

Hoàn tất cài đặt

Bước 9: Cấu hình biến môi trường (Environment Variables)

- Click chuột phải vào My Computer (hoặc This PC trên Windows 10) và chọn Properties.

- Chọn Advanced system settings ở bên trái.

- Trong cửa sổ System Properties, click vào nút Environment Variables.

- Trong phần System variables, tìm và chọn biến Path, sau đó click Edit.

- Thêm đường dẫn đến thư mục cài đặt Scala vào danh sách các đường dẫn.

Ví dụ: C:\Program Files (x86)\scala\bin hoặc đường dẫn mà bạn đã chọn trong Bước 5.

- Sau đó Click OK để lưu thay đổi và đóng các cửa sổ.

Bước 10: Kiểm tra cài đặt Scala

Mở Command Prompt (cmd) trên Windows hoặc Terminal trên macOS/Linux.

Kiểm tra cài đặt scala

Gõ lệnh scala và nhấn Enter.

Nếu cài đặt thành công, bạn sẽ thấy thông báo phiên bản Scala và có thể bắt đầu sử dụng Scala từ chế độ dòng lệnh.

2. Hướng dẫn viết chương trình đầu tiên với Scala

Để viết chương trình đầu tiên với Scala, bạn cần cài đặt Scala trên máy tính của mình. Bạn có thể làm điều này bằng cách cài đặt Scala và sbt (Scala Build Tool). Sau khi cài đặt xong, bạn có thể bắt đầu viết chương trình Scala.

Dưới đây là một ví dụ về chương trình "Hello, World!" đơn giản với Scala:

Bước 1: Cài đặt Scala và sbt (Scala Build Tool)

Đối với hệ điều hành Windows, macOS hoặc Linux, bạn có thể tải và cài đặt từ trang chủ của Scala: https://www.scala-lang.org/download/

Đối với sbt, bạn có thể tải xuống và làm theo hướng dẫn trên trang chủ của sbt: https://www.scala-sbt.org/download.html

Bước 2: Tạo dự án Scala

Mở Command Prompt (hoặc terminal trên MACOS) và tạo một thư mục mới cho dự án của bạn:

Tạo dự án Scala

Tạo một tệp cấu hình sbt (build.sbt) với nội dung sau:

Tạo tệp cấu hình BDT

Bước 3: Viết mã nguồn Scala:

Tạo thư mục `src/main/scala` và tạo tệp `HelloWorld.scala` bên trong thư mục đó:

Viết mã nguồn Scala 2

Mở tệp `HelloWorld.scala` và thêm mã nguồn sau:

Viết mã nguồn Scala

Bước 4: Chạy chương trình

Quay lại Cmd hoặc terminal và chạy chương trình bằng cách sử dụng sbt:

Chạy chương trình Scala

Bạn sẽ thấy kết quả "Hello, World!" được in ra trên màn hình.

VI. Kết Luận

Scala không chỉ là một ngôn ngữ lập trình, mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề phức tạp trong lập trình. Với khả năng kết hợp giữa lập trình chức năng và hướng đối tượng, cùng với khả năng tương thích với Java, Scala mang lại nhiều lợi ích cho các nhà phát triển. Hãy bắt đầu học Scala ngay hôm nay để tận dụng tối đa tiềm năng của ngôn ngữ lập trình này. Đừng quên theo dõi website Tokyo Tech Lab của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hay về lập trình nhé.

Chia sẻ bài viết

Tác giả Huyền Trang
facebook

Tác giả

Huyền Trang

SEO & Marketing tại Tokyo Tech Lab

Xin chào! Tôi là Huyền Trang, một chuyên gia marketing trong lĩnh vực công nghệ thông tin với hơn 5 năm kinh nghiệm. Bằng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế tôi luôn nỗ lực mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích về lĩnh vực CNTT.

Tokyo Tech Lab

pattern left
pattern right
pattern bottom